Ngành Quản lý Đất đai Tỉnh Đồng Nai – 70 năm – Một chặng đường
11/12/2015

Tại Đồng Nai, ngành Quản lý Đất đai được thiết lập ngay sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản quản lý. Tiền thân của ngành quản lý đất đai tỉnh Đồng Nai là phòng Quản lý ruộng đất thuộc ty Nông nghiệp thành lập năm 1976.

 

Tại Đồng Nai, ngành Quản lý Đất đai được thiết lập ngay sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản quản lý. Tiền thân của ngành quản lý đất đai tỉnh Đồng Nai là phòng Quản lý ruộng đất thuộc ty Nông nghiệp thành lập năm 1976.

 

Từ khi thành lập đến nay, ngành Quản lý đất đai Đồng Nai đã không ngừng trưởng thành và phát triển. Thông qua các hoạt động cụ thể về công tác quản lý nhà nước, Ngành đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

- Ngành đã kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức triển khai trên địa bàn, tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn, buổi tuyên truyền phổ biến quy định của pháp đất đai; tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành hàng trăm văn bản cụ thể hóa các quy định pháp luật đất đai trên địa bàn. Trong đó có những quy định hết sức quan trong, được người dân quan tâm đón nhận như quy định về bộ thủ tục hành chính, quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, đất ở cho hộ gia đình và cá nhân; quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Qua đó, những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về đất đai đã được triển khai, áp dụng phù hợp với tình hình của địa phương.

 

- Công tác đo đạc, thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên theo quy định. Trong giai đoạn (1981 - 1985), Ngành đã tập trung triển khai công tác đo đạc, phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã xác lập bản đồ giải thửa cho 146 xã với 543 ngàn ha đất; phân hạng thí điểm cho 16 ngàn ha đất lúa. Đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành bản đồ địa chính và đến nay, Đồng Nai đã đo đạc xây dựng được 8.997 điểm lưới tọa độ địa chính các cấp và lập bản đồ địa chính cho 171/171 xã, phường, thị trấn; trong đó, 118 xã có bản đồ địa chính được lập bằng công nghệ số và 53 xã còn lại đã được chuẩn hóa và đưa về hệ tọa độ VN-2000.

 

 

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp mặt kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Quản lý Đất đai ngày 01/10/2015

 

Từ năm 1990 đến nay, công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác kiểm kê đất đai (5 năm một lần) được Ngành thực hiện hiệu quả. Kết quả thống kê, kiểm kê đất đã giúp cho việc bố trí, phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, phục vụ cho xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và 5 năm.

 

- Công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được Ngành tập trung thực hiện. Đến cuối năm 2004, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã được triển khai kê khai, đăng ký. Tuy nhiên, do tình hình biến động đất đai rất lớn và phức tạp, hệ thống hồ sơ địa chính một số xã trên địa bàn tỉnh thành lập từ trước năm 1993 đã lạc hậu so với hiện trạng sử dụng đất nên từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã tổ chức kê khai đăng ký để cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận cho 93 xã, phường, thị trấn mới đo đạc lại với 590.068 hồ sơ trên diện tích là 166.412 ha theo Dự án hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và Dự án hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2009-2010, định hướng đến năm 2015.

 

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Ngành tập trung triển khai từ những năm 1991 và tập trung đẩy mạnh thực hiện trong giai đoạn 1994 – 2001. Kết quả, trong giai đoạn này, Ngành đã cấp giấy cho 92,77% số hộ và đến năm 2004 đã tiến hành tổng kết, hoàn thành công tác cấp giấy cho khu vực nông thôn. Thực hiện Nghị quyết số 30/QH13 của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chỉ đạo để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận, kết quả trong năm 2013 toàn tỉnh đã cấp được 30.048 giấy chứng nhận, tương ứng với diện tích 14.713 ha. Tính đến nay, toàn tỉnh đã cấp 650.047 Giấy chứng nhận cho 1.230.360 thửa đất với diện tích 475.260 ha (đạt 99,1% thửa đất và 99,1% diện tích đủ điều kiện).

 

- Công tác quy hoạch sử dụng đất trước đây chủ yếu là phục vụ phân vùng sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và phục vụ phân bổ dân cư, lao động. Sau năm 1987, nhận thức được vai trò của công tác quy hoạch đất đai đối với việc quản lý sử dụng quỹ đất đai, Ngành đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất, kết quả là đã xây dựng được hệ thống văn bản, tài liệu hướng dẫn về công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khá đầy đủ, khoa học; xây dựng và trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 1996 – 2010; 201-2015; 2016-2020;

 

Trong quá trình thực hiện, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngành đã kịp thời tham mưu điều chỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp. Đến nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) đều đã được lập và đưa vào phục vụ công tác quản lý, là căn cứ để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

- Công tác giá đất; bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Kể từ năm 2009, ngành Quản lý đất đai thực hiện thêm nhiệm vụ về giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Qua đó, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 04 bảng giá đất hàng năm và bảng giá đất 05 năm giai đoạn 2015-2019, từ 01/7/2014 đến nay, đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền giao đất; cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đấu giá quyền sử dụng đất. Trên cơ sở giá đất, tỉnh đã thu tiền từ đất trên 5.010 tỷ đồng, tạo nguồn thu cho ngân sách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo được sự ổn định về mặt kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

 

Trao kỷ niệm chương cho các đồng chí đã có thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Nai

 

Đã tham mưu tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều dự án lớn, trọng điểm của tỉnh như: Dự án Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Dự án Quốc lộ 1A - đoạn tránh thành phố Biên Hòa; Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 51; các dự án đường điện, nước, các khu công nghiệp, khu dân cư... Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai đã được kiện toàn từng bước cả về mặt tổ chức lẫn nghiệp vụ, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật. Ngành đã tổ chức trung bình trên 100 cuộc thanh tra, kiểm tra hàng năm, tham mưu giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp đất đai. Qua đó, kịp thời phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước; đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai cũng đã giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến đất đai. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 

 

Nguyễn Nho Nguyên