Nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động khai thác cát có phép và ngăn chặn hoạt động khai thác cát không phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
13/07/2016
Thời gian qua, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai chảy qua địa phận huyện Tân Phú, huyện Định Quán và trên sông Đạ Quay chảy qua địa phận huyện Tân Phú giáp ranh với huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng ngày càng diễn biến phức tạp gây dư luận bức xúc trong nhân dân đang sinh sống ven sông Đồng Nai. Các đối tượng bơm hút cát không phép đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm để đối phó với các cơ quan chức năng. Việc khai thác cát trái phép đã làm thất thoát tài nguyên, tác động xấu về môi trường, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội ở địa phương.

 

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, phân công trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp, sở ngành tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/5/2011 về tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động bơm hút cát không phép trên sông, rạch thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 kèm theo Quy chế phối hợp thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/5/2011 và Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 đã khắc phục được một số yếu kém trong quản lý nhà nước về khoáng sản và hạn chế các vi phạm trong hoạt động khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 

Cuộc họp về tình hình khai thác cát trên sông Đồng Nai

 

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, phân công trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp, sở ngành tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/5/2011 về tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động bơm hút cát không phép trên sông, rạch thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 kèm theo Quy chế phối hợp thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/5/2011 và Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 25/01/2014 đã khắc phục được một số yếu kém trong quản lý nhà nước về khoáng sản và hạn chế các vi phạm trong hoạt động khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 

Để tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về khoáng sản mà đặc biệt là xử lý triệt để tình trạng khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp, sở ngành tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chỉ thị 23/CT-UBND ngày 24/12/2015 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh cát không phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Một trong số nội dung mới,nổi bật trong Chỉ thị 23/CT-UBNDlà UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho ngành công an chủ trì, tăng cường tuần tra nhất là vào ban đêm phát hiện ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác, vận chuyển cát không phép. Kiểm tra, xử lý các trường hợp “Bảo kê” tiếp tay vi phạm theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, tạm giữ tang vật, phương tiện báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Kết quả kiểm tra của các cơ quan quản lý về khai thác cát không phép:Năm 2014, đã xử lý 159 trường hợp vi phạm (khai thác đá xây dựng và vật liệu san lấp là 41; khai thác cát 111), với số tiền xử phạt là 2.320.275.000 đồng, tịch thu 106 phương tiện các loại gồm xe cuốc, ghe bơm hút cát, máy bơm hút cát; năm 2015, đã xử lý 218 trường hợp (khai thác đá xây dựng và vật liệu san lấp 73, khai thác cát 142), với số tiền 1.344.050.000 đồng, tịch thu 89 phương tiện các loại gồm xe cuốc, ghe bơm hút cát, máy bơm hút cát.

 

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là cát xây dựng trên sông Đồng Nai và sông Đạ Quay đoạn giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có ranh giới sông giáp ranh (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận) để tham mưu UBND các tỉnh, thành phố ký Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn giáp ranh.

 

Về công tác quản lý cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh cấp 06 giấy phép hoạt động khai thác cát xây dựng, cụ thể có 05 giấy phép khai thác cát trên sông Đồng Nai (02 giấy phép trên lòng hồ Trị An thuộc huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán, 01 giấy phép thuộc huyện Định Quán và huyện Tân Phú, 02 giấy phép thuộc huyện Tân Phú) và 01 giấy phép khai thác cát trên sông Đạ Quay. Việc cấp các giấy phép khai thác cát là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cát xây dựng của khu vực và hạn chế hoạt động khai thác cát không phép. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động khai thác cát của các doanh nghiệp và theo kết quả kiểm tra, phản ánh của cơ quan truyền thông và của nhân dân, có một số doanh nghiệp hoạt động chưa tuân thủ đúng thiết kế mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các nội dung theo Giấy phép được cấp, đây là một trong số nguyên nhân gây cho người dân trong khu vực bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân sống dọc bờ sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia Cát Tiên.

 

Để chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát và đề ra các giải pháp quản lý hoạt động khai thác cát trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cuộc chức các cuộc họp, cụ thể trong tháng 5/2016, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng,Vườn Quốc gia Cát Tiên rà soát tình cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.Qua kết quả đối chiếu hồ sơ, về phía UBND tỉnh Đồng Nai đã cấp 02 Giấy phép khai thác cát xây dựng trên sông Đồng Nai và sông Đạ Quay đoạn giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng (cấp phép nửa lòng sông về phía địa phận tỉnh Đồng Nai)thì 02 khu vực này với chiều dài khoảng 18km (không thuộc khu vực giáp ranh với Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý, cho nên hoạt động khai thác cát trên khu vực này sẽ không ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo tồn của Vườn Quốc gia Cát Tiên).Về phía UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp 15 Giấy phép (khu vực thuộc huyện Đạ Tẻh cấp 07 Giấy phép và khu vực thuộc huyện Cát Tiến cấp 07 Giấy phép) khai thác cát xây dựng trên sông Đồng Nai và 01 giấy phép trên sông Đạ Quay đoạn giáp ranh với tỉnh Đồng Nai (cấp phép nửa lòng sông về phía địa phận tỉnh Lâm Đồng) thì UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy phép khai thác cát trên sông Đạ Quay với chiều dài là 07 km và trên sông Đồng Nai với chiều dài khoảng 40km (trong đó có khoảng 22 km đối diện và cách ranh giới Vườn Quốc gia Cát Tiên từ 30m đến 50m).

 

Tiếp đến ngày 16/6/2016, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc họp với sở ngành của tỉnh và 04 doanh nghiệp hoạt động khai thác cát tại Đồng Nai (Công ty TNHH MTV Đồng Tân, Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai, Hợp tác xã Xây dựng và Công nghiệp Phú Thịnh và Hợp tác xã Công nghiệp Phú Xuân)để chấn chỉnh hoạt động khai thác cát của các doanh nghiệp và yêu cầu các doanh nghiệp khai thác cát thực hiện nghiêm,theo đúng giấy phép khai thác, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiết kế mỏ đã được phê duyệt.

 

Bên cạnh các giấy phép khai thác cát, hiện trên địa bàn tỉnh có 12 dự án xã hội hóa nạo vét khơi thông luồng lạch, bến cảng theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm bù chi phí không sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó dự án của Bộ Giao thông Vận tải là 09 dự án; và UBND tỉnh Đồng Nai (03 dự án). Trong số 12 dự án có: 09 dự án đang ngừng và tạm ngừng hoạt động, 02 dự án đang hoạt động, 01 dự án đang nộp hồ sơ đăng ký khối lượng. Hầu hết các dự án nạo vét này đều không được người dân địa phương đồng thuận nên gây khó khăn, cản trở trong việc tiến hành hoạt động nạo vét.

 

Qua kết quả cuộc họp nêu trên, các thành viên tham dự họp đã thống nhất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong thời gian tới như:

 

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với sở, ngành có liên quan và UBND huyện Tân Phú và huyện Định Quán, rà soát, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh lại các giấy phép khai thác các khu vực gần gần Trạm bơm (với khoảng cách an toàn đối với Trạm bơm tại huyện Định Quán và huyện Tân Phú); Xây dựng mẫu, gửi các doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn tỉnh ký cam kết thực hiện khai thác đúng theo giấy phép khai thác và các quy định khác có liên quan; Chủ trì, phối hợp với sở, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các sở ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

 

2. Đối với doanh nghiệp khai thác cát: thực hiện nghiêm các nội dung: công khai dự án, thời gian khai thác cát trong ngày từ 7giờ đến 17giờ; đăng ký số lượng phương tiện, thiết bị được phép khai thác (phương tiện phải có giấy phép hoạt động, đánh số ký hiệu để nhận biết thuyền (ghe), đăng ký tên người điều khiển thuyền (ghe)) cho địa phương; khai thác đúng công suất, đúng trữ lượng và vị trí khai thác theo Giấy phép; thực hiện giám sát hiện trạng đường bờ (cắm mốc giám sát đường bờ); đo vẽ bản đồ hiện trạng đáy sông, thống kê trữ lượng theo đúng quy định; cam kết khắc phục, bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác cát gây ra (nếu có); và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung của giấy phép, thiết kế mỏ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; trong quá trình vận chuyển sản phẩm trên các tuyến đường, yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với UBND xã đóng góp kinh phí với địa phương để duy tu, sửa chữa các tuyến đường mà doanh nghiệp vận chuyển cát đi qua; phối hợp với UBND xã đánh giá hiện tượng sạt lở bờ, để có phương án bồi thường, hỗ trợ đúng quy định; không được thuê mướn hoặc hợp đồng lại cho các tổ chức, cá nhân khai thác cát.

 

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có ranh giới sông giáp ranh (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận) sớm tham mưu UBND các tỉnh, thành phố ký Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn giáp ranh.

 

Nguyễn Thị Thanh Phương