Việt Nam với Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris
30/11/2016
Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) vào tháng 12/2015 là một Thỏa thuận khí hậu lịch sử, mang tính đột phá trong nỗ lực của Liên hợp quốc suốt hơn hai thập kỷ qua nhằm thuyết phục các nước hợp tác trong việc cắt giảm lượng phát thải các khí nhà kính, nhằm đạt được mức tăng nhiệt độ vào cuối thế kỷ 21 không vượt quá 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp và hướng tới mức 1,50C.

 

 

Bộ trưởng Bộ TNMT ký kết Thỏa thuận Paris

 

Để Thỏa thuận Paris có hiệu lực, cần được sự phê chuẩn của ít nhất 55 quốc gia với lượng phát thải khí nhà kính của các quốc gia này chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Trên thực tế, trước thềm khai mạc COP22, ngày 04/11/2016, Thỏa thuận Paris đã chính thức có hiệu lực. Cho đến nay, đã có 112 Bên nước phê chuẩn/phê duyệt Thỏa thuận, chiếm 77% tổng lượng phát thải toàn cầu.

 

 

Hội nghị COP22 tại Marrakech ngày 06/11/2016

 

Theo đó, Thỏa thuận Paris về khí hậu được các Bên tham gia Thỏa thuận này, đã nhất trí các nội dung chính như sau:

 

- Giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực để giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 1,5 độ C

 

- Các Bên nỗ lực đạt mức phát thải khí nhà kính toàn cầu lớn nhất càng sớm càng tốt và sẽ tiến hành giảm phát thải nhanh ngay sau đó, nhằm đạt cân bằng giữa phát thải và hấp thụ khí nhà kính vào nửa sau của thế kỷ này trên cơ sở công bằng, trong bối cảnh phát triển bền vững và nỗ lực xóa nghèo.

 

- Sẽ tiến hành đánh giá nỗ lực toàn cầu lần đầu tiên vào năm 2023 và sau đó tiến hành đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần.

 

- Các Bên quốc gia phát triển phải cung cấp nguồn tài chính hỗ trợ các quốc gia đang phát triển cho hoạt động thích ứng và giảm nhẹ.

 

- Thỏa thuận này được thực thi trên cơ sở công bằng và nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và phù hợp với năng lực và điều kiện riêng biệt của mỗi quốc gia.

 

May Nguyễn