MÔI TRƯỜNG

1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:
    Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh theo Pháp luật của Nhà nuớc và các Qui định của UBND tỉnh Đồng Nai, được qui định theo Điều 38 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 1993, có các chức năng, nhiệm vụ chính sau: Xem chi tiết...

Hình ảnh hoạt động của Môi trường

2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 
a) Tham mưu cho UBND triển khai Nghị quyết 37/1999/ NQ.HĐND về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 1999 - 2000... 

và Nghị quyết số 25/2001/NQ.HĐND về đề án bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001- 2005 theo chỉ thị 36/CT. TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.; Xây dựng 5 kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường như kế hoạch về bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai đến 2005; về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đến 2005, về bảo tồn đa dạng sinh học đến 2005; về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng đến 2005; về xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm nghiêm trọng đến 2005;
     Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh; thẩm tra mức độ ô nhiễm do nuôi cá bè ở hồ Trị An nhằm quy hoạch nuôi trồng thủy sản và định canh, định cư làng cá bè Trị An; đánh giá tác động môi trường đối với nước sông ở Phước An (Nhơn Trạch) để quy hoạch sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản cho ngư dân; tham mưu UBND ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh đồng Nai (1998), Quy định tạm thời về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đồng Nai (2000); Quy định an toàn về thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh; Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai; Quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường theo TCVN - 2001 trên địa bàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch thực hiện của UBND Tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 05- CTr/TU ngày 20/02/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị 

b) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng 
    Với những hoạt động thiết thực thông qua các tuần lễ về BVMT như tuần lễ “Nước sạch và vệ sinh môi trường 29/4”, “Đa dạng sinh học 22/5 và ngày Tết trồng cây 19/5”, “Ngày Môi trường thế giới 5/6” , “Hãy làm cho thế giới sạch hơn 22/9”, “Ngày vì dân 15/10” được các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, thể hiện qua các hoạt động cụ thể, đa dạng như thực hiện các công trình điển hình về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, vệ sinh đường phố, khóm, ấp, nâng cấp đường giao thông nông thôn; thông tin tuyên truyền qua báo, đài, pano áp phích, tranh cổ động; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về quản lý và BVMT, diễn đàn “Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững”.

c) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh 
    - Thực hiện Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu áp dụng một số tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2000-2001 về môi trường nước và không khí tại Đồng Nai”. Trên cơ sở đó, đã ban hành Quyết định 210/2005/QĐ.CT.UBT quy định về phân vùng môi trường nước và không khí để áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường theo TCVN-2001 trên địa bàn tỉnh. 
    - Triển khai thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ.CP của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư số 125/TTLT-BTC-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ.CP, tỉnh tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn thu phí đến các Sở, Ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, Tp. Biên Hòa và các doanh nghiệp. Đã thu được 182 triệu đồng (năm 2004) và 3,397 tỷ đồng (năm 2005) phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; 512 triệu đồng (năm 2004) và 5,254 tỷ đồng (năm 2005) phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. 
    - Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ.TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng". Hướng dẫn các cơ sở thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh lập kế hoạch tiến độ để thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm; kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ.TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ. 
    - Từ năm 2003 đến nay, thẩm định phương án ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và thông báo ký quỹ cho 27/42 mỏ vật liệu xây dựng; trong đó có 23 mỏ/27 mỏ đã nộp tiền ký quỹ tại các ngân hàng, với tổng số tiền ký quỹ là 7,411 tỷ đồng, trong đó có 23 mỏ đã được ký quỹ lần đầu với tổng số tiền ký quỹ là 3,482 tỷ đồng. 
    - Kiểm tra, thẩm định hồ sơ theo nhu cầu nhập khẩu phế liệu hàng tháng/quý của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT về qui định bảo vệ môi trường đối với nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; tổ chức hội đồng thẩm định phương án xử lý chất thải nguy hại trong phế liệu giấy nhập khẩu của Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy Đồng Nai.

d) Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 
    Công tác thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và kiểm tra môi trường đã đi vào nề nếp. Từ 1994 đến 2005, tổng số Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được thẩm định là 1505 dự án. 
    Ngoài ra, được sự ủy quyền của UBND tỉnh Đồng Nai, Sở đã hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho 09 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Bộ cấp cho 02 doanh nghiệp.

e) Công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải 
    Kiểm soát ô nhiễm sau đánh giá tác động môi trường: Hướng dẫn, thẩm định hơn 400 hồ sơ và cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải cho 150 đơn vị doanh nghiệp/năm, hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại (về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ) cho 07 đơn vị; kiểm tra hiệu quả các công trình xử lý chất thải; kiểm tra giám sát môi trường sau đánh giá tác động môi trường các doanh nghiệp nằm trong và ngoài khu công nghiệp, tiến hành thu mẫu nước thải định kỳ hàng tháng tại 15-20 nhà máy/năm có nguồn thải lớn để triển khai chương trình kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh. 
    Bên cạnh đó, kiểm tra môi trường hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và 230 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Tỉnh; kiểm tra cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn TP. Biên Hòa; triển khai quản lý, sử dụng và tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật; điều tra thống kê các lượng chất thải có chứa PCB (Poly Clorinated Biphenyl); điều tra thống kê nguồn phát thải dioxin, furan trên địa bàn tỉnh,...

3. CÁC THỦ TỤC QUY TRÌNH