ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ

1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 

    1. Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương; Xem chi tiết... 

 
Bản đồ hành chính
 
Hiện trạng sử dụng đất
 
Quy hoạch tổng thể
Hình ảnh hoạt động của đo đạc bản đồ


2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG


- Giai đoạn từ năm 1981 đến 1985 ngành Địa chính nay là ngành Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã triển khai đo đạc theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ. 


    Kết quả đã đo đạc lập bản đồ giải thửa được 146 xã với diện tích 543 739 ha. Trong giai đoạn này mới đo đạc chi tiết phần đất ruộng, chưa tiến hành đo đạc chi tiết các loại đất khác; chất lượng bản đồ, tài liệu còn hạn chế, nhưng trong điều kiện hệ thống tổ chức ngành vừa mới thành lập, cán bộ chuyên môn còn yếu và thiếu, máy móc, trang bị kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu. Kết quả trên đây là cả một sự cố gắng lớn của Ban Quản lý Ruộng đất Tỉnh. Qua thực tế tham gia các hoạt động chuyên môn trên, nhiều cán bộ, CNVC của Ban đã từng bước trưởng thành, tích lũy thêm kinh nghiệm tạo thuận lợi để thực hiện công tác đo đạc và bản đồ cho những năm tiếp theo. 


- Trong giai đoạn 1986 đến năm 1993, một nhiệm vụ quan trọng được thực hiện là đã xây dựng, hoàn thành thí điểm 200 km2 lưới địa chính khu vực phía bắc huyện Châu Thành (cũ) nay thuộc Tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu trong chương trình hợp tác với Liên Xô giai đoạn I

    Với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Tổng cục Quản lý Ruộng đất và chuyên gia Liên Xô, trong hai năm 1989 và 1990, Ban Quản lý Ruộng đất đã đo đạc xây dựng được mạng lưới địa chính I, II trên diện tích 200 km2 và đo vẽ thành lập BĐĐC (có độ cao) tỉ lệ 1:2000 cho xã Ngải Giao nay thuộc Tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu với diện tích 3 200 ha. Qua đây đã giúp Tổng cục Quản lý Ruộng đất nghiên cứu để ban hành chính thức Quy phạm thành lập lưới và BĐĐC các tỉ lệ áp dụng thống nhất cả nước. Cũng trong thời gian này, ngành Địa chính Đồng Nai đã đo đạc lập BĐĐC cho 14 xã với diện tích 31 609 ha, khối lượng tuy còn rất thấp so với yêu cầu, nhưng có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện khởi đầu cho công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giai đoạn đất nước bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ năm 1994 đến nay ngành Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai đã giúp UBND các cấp trong Tỉnh triển khai thực hiện hầu hết các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của luật Đất đai năm 1993 và năm 2003 

    Nổi bật nhất về công tác đo đạc lập BĐĐC cho hầu hết các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Sở đã huy động hầu hết các lực lượng địa phương và phối hợp nhiều lực lượng đo đạc bản đồ có tiềm lực mạnh của Trung ương để thực hiện như: Công ty Trắc địa - Bản đồ Bộ Tổng Tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Trắc địa Bản đồ số I, II và III (nay là Công ty Đo đạc Ảnh địa hình và Công ty đo đạc Địa chính-Công trình) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả tính đến 30/04/2006 toàn Tỉnh đã đo đạc xây dựng lưới địa chính cơ sở được 366 điểm, lưới địa chính I là 1 844 điểm và lưới địa chính II được 6 083 điểm. Thực hiện hoàn thành đo vẽ lập BĐĐC cho 171/171 xã trên phạm vi toàn tỉnh với diện tích 590 215 ha. Ngoài ra từ năm 2000, Sở còn thực hiện việc đo đạc lập lại BĐĐC cho các xã trước đây mới đo chi tiết phần đất ruộng, hoặc đo đạc theo hệ tọa độ độc lập, thực hiện bằng phương pháp truyền thống nên chất lượng BĐĐC còn hạn chế. Kết quả tính đến 30/04/2006 đã đo vẽ lập lại BĐĐC bằng công nghệ bản đồ số hoàn thành 44 xã được biên tập trên 2 109 tờ BĐĐC với diện tích 158 406 ha. Công tác đo đạc lập BĐĐC trong giai đoạn này Ngành đã thực hiện một khối lượng rất lớn nhờ có được những kinh nghiệm quý báu của các thời kỳ trước, đồng thời được sự tập trung đầu tư rất lớn của Tỉnh nên tiến độ thực hiện nhanh, hồ sơ bản đồ địa chính đo mới đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu. Tất cả BĐĐC các xã đều đo nối với tọa độ nhà nước thống nhất. Đặc biệt từ năm 1998 đến nay, việc đo đạc thành lập BĐĐC đều thực hiện kết hợp với công nghệ bản đồ số nên có độ chính xác cao hơn các giai đoạn trước. Toàn bộ BĐĐC đã thành lập qua các giai đoạn đều được đưa vào phục vụ cho công tác đăng ký đất đai, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai ngày một chính xác, khoa học hơn.

3. Các thủ tục quy trình